Thứ Năm, 06/02/2025 00:57
18245

TỔNG QUAN VỀ ĐAU THẦN KINH TỌA

Ngày 16-04-2022 Lượt xem: 157

Đau thần kinh tọa gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh cần nhận biết và điều trị bệnh từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong nội dung sau!

1.Đại cương

  • Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý rất thường gặp.
  • Bệnh hay gặp ở tuổi 30 - 50.Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ gấp 3 lần
  • Đau dây thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm (chiếm 60-90% theo nhiều tác giả)
  • Bệnh có tính nghề nghiệp : tỷ lệ mắc bệnh cao ở các đối tượng phải mang vác nặng,lái xe,lái tàu…Những người mang vác và lao động nặng tư thế sai,đột ngột…là yếu tố dễ làm khởi phát bệnh
  • Đau thần kinh tọa chiếm 11.5% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai.
  • TVĐĐ cột sống thắt lưng chiếm 63-73% các trường hợp đau vùng thắt lưng.
  •  TVĐĐ cột sống thắt lưng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất, đời sống, kinh tế và xã hội.

2.Giải phẫu sinh lý dây thần kinh tọa

2.1 Giải phẫu

  • Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất,dài nhất của cơ thể,được tạo bởi sự hợp nhất của các rễ thần kinh L4,L5,S1,S2,S3 trong đó cơ bản là 2 rễ L5 và S1.
  • Dây thần kinh tọa đi từ chậu hông xuống mông,đi dọc mặt sau đùi đến tới đỉnh trám khoeo thì thành 2 nhánh tận : thần kinh mác chung và thần kinh chày

+ Thần kinh chầy (Thần kinh hông khoeo trong)
+ Thần kinh mác chung (Thần kinh hông khoeo ngoài)
     Dây thần kinh mác chung (Dây thần kinh hông khoeo ngoài)
          • Vận động: nhóm cơ khu trước ngoài cẳng chân và các cơ mu chân.        
          • Cảm giác vùng mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và mu chân.

  • Dây thần kinh chầy (Dây thần kinh hông khoeo trong)
              • Vận động: nhóm cơ cẳng chân sau, cơ vùng khoeo, cơ gan bàn chân.
              • Cảm giác vùng cẳng chân sau, gan bàn chân
              • Đảm nhận phản xạ gân gót
  • Rễ L5 là rễ hay bị tổn thương nhất,Một trong những lý do là do khít chặt rễ L5 trong lỗ liên hợp.Rễ L5 có đường kính to nhất nhưng lỗ liên hợp lại nhỏ hơn các lỗ liên hợp khác ở vùng thắt lưng

3.Nguyên nhân

3.1 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • TVĐĐ là nguyên nhân thường gặp nhất ,thường xảy ra ở đĩa đệm L4-L5,L5-S1 ,do hai đĩa đệm này là bản lề vận động chủ yếu của cột sống
  • Yếu tố chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây TVĐĐ

3.2 Thoái hoá cột sống thắt lưng

  • Thoái hoá cột sống thắt lưng liên quan tới khoang đĩa đệm ,khớp liên mấu hoặc các mô nâng đỡ và mô mềm xung quanh dẫn đến các bệnh lý trên gây chèn ép rễ TK

3.3 Trượt đốt sống

  • Sự trượt thường là về phái trước của một đốt sống phía trên so với đốt dưới

3.4 Viêm cột sống

3.5 Chấn thương

4. Lâm sàng
4.1. Hội chứng cột sống.
- Đau cột sống thắt lưng: đau có tính chất cơ học, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, khi ngồi  đứng lâu, khi thay đổi tư thế, giảm khi được nghỉ ngơi.
- Biến dạng cột sống: mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống thắt lưng, căng các cơ cạnh sống.
- Điểm đau cột sống và cạnh cột sồng thắt lưng.
- Hạn chế tầm vận động cột sống thắt lưng: hạn chế khả năng vận động cột sống với tư thế chống đau và hạn chế khả năng cúi (khoảng Schober giảm).

4.2. Hội chứng rễ thần kinh
• Đặc điểm đau rễ: đau lan theo sự chi  phối của rễ, đau có tính chất cơ học.
• Dấu hiệu kích thích rễ:
- Dấu hiệu Lassègue
- Dấu hiệu Bấm chuông:
- Dấu hiệu Valleix
- Nghiệm pháp Néri
• Các dấu hiệu tổn thương rễ
- Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
- Rối loạn vận động: khi ép rễ L5 lâu làm yếu các cơ cẳng chân trước ngoài khiến bệnh nhân không đi được bằng gót. Khi ép rễ S1 lâu làm làm yếu các cơ cẳng chân sau khiến bệnh nhân không đi được bằng mũi chân.
- Giảm phản xạ gân xương: có thể giảm hoặc mất phản xạ gân gót nếu tổn thương S1.
- Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn: nhất là khi có tổn thương vùng đuôi ngựa (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục).

 5. Cận lâm sàng

5.1 Xquang cột sống

Hình ảnh x-quang không giúp íc nhiều cho chẩn đoán TVĐĐ nhưng giúp hướng đến hoặc loại trừ một số nguyên nhân khác như thoái hoá cột sống,viêm cột sống,trượt đốt sống,hẹp đốt sống,lao cột sống,chấn thương vỡ đốt sống

Hình ảnh gợi ý cho chẩn đoán TVĐĐ : vẹo cột sống trên phim thẳng,mất đường cong sinh lý trên phim nghiêng,hẹp khe gian đốt sống

5.2.Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng(CT scan)

Hình ảnh CT scan ít có giá trị so với MRI trong chẩn đoán TVĐĐ

5.3.Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng(MRI)


Chẩn đoán xác định TVĐĐ, cho biết vị trí và mức độ thoát vị, cho biết về xương và các phần mềm xung quanh.

6.Điều trị

6.1. Nội khoa
- Nằm nghỉ trên giường : giai đoạn đau cấp, thời gian 3-5 ngày. Có tác dụng làm giảm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng, giảm đè ép lên rễ dây thần kinh tọa.
- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid
- Thuốc giãn cơ 
- Vitamin nhóm B
- Phong bế tại chỗ
- Phong bế ngoài màng cứng

6.2.Vật lý trị liệu

-Nhiệt trị liệu (hồng ngoại,sóng ngắn),điện trị liệu,siêu âm trị liệu…

-Kéo giãn cột sống bằng máy kéo giãn

6.3.Y học cổ truyền

  • Châm cứu
  • Xoa bóp
  • Bấm huyệt
  • Xông hơi thuốc bắc

6.4 Ngoại khoa

Chỉ định tuyệt đối
• Thoát vị đã gây hội chứng đuôi ngựa.
• Thiếu sót TK nặng: yếu và teo cơ nhiều

Chỉ định tương đối
• Điều trị bảo tồn tích cực sau 3 tháng không kết quả
• TVĐĐ tái phát nhiều lần không đáp ứng với điều trị bảo tồn nữa.
Chống chỉ định

• Lao tiến triển, đái đường, suy gan, suy thận 
• Xơ gan, huyết áp cao, sốt >38°, bệnh nhân chưa muốn phẫu thuật

7.Phòng bệnh

- Tập thể dục, thể thao thường xuyên
- Tập thể dục cột sống những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc.
- Khi làm bất cứ công việc gì cũng phải luôn luôn đảm bảo cột sống thẳng.

 Những điều không nên làm
- Không được cố gắng kiễng chân với một vật gì ở trên cao.
- Không được cố gắng với vật gì ở xa tầm tay trong tư thế không thoải mái, cột sống bị vặn vẹo.
- Không đuợc cúi xuống để cố gắng nâng một vật quá nặng, dễ gây TVĐĐ cấp.

  Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, đừng ngần ngại gọi cho Phòng khám theo số HOTLINE để được tư vấn miễn phí, chính xác. Để đặt lịch khám tại phòng khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp Website phòng khám để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên website. Trân trọng.