Mời bạn cùng Bác sỹ Phòng khám Đa khoa Kim Thuận tìm hiểu tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi qua bài viết sau nhé!
Loãng xương ở người cao tuổi là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa của bộ xương, đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và tổn thương vi cấu trúc xương (giảm chất lượng xương), dẫn đến giảm sức mạnh của xương và dễ gãy.
Quá trình loãng xương tăng dần theo thời gian
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, loãng xương được chia thành: loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.
Loãng xương nguyên phát, chiếm phần lớn trong số bệnh nhân loãng xương, là tình trạng mất xương thường do các rối loạn sinh lý diễn tiến theo tuổi bao gồm sự sụt giảm chức năng hệ sinh dục ở phụ nữ sau mãn kinh – tuýp I và loãng xương ở người già (ở cả 2 giới) – tuýp II.
Loãng xương thứ phát do một số nguyên nhân sau đây:
Để ngăn ngừa các biến chứng nặng nề do loãng xương gây ra, việc định vị nhóm bệnh nhân có khả năng mắc bệnh cao để tầm soát và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Các yếu tố nguy cơ thường gặp gây loãng xương:
*Đối tượng cần kiểm tra mật độ loãng xương:
Loãng xương là căn bệnh diễn tiến thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng và thường chỉ được nhận biết khi đã có biến chứng, hoặc biểu hiện của bệnh lý gây loãng xương thứ phát. Cần đánh giá đầy đủ các chỉ số chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể người bệnh mỗi lần thăm khám. Một số dấu hiệu gợi ý trên lâm sàng:
Hình ảnh gù lưng do loãng xương tiến triển
Để xác định phương pháp điều trị và theo dõi cụ thể, loãng xương cần được chẩn đoán xác định qua hỏi bệnh, khám lâm sàng nhằm đánh giá triệu chứng (nếu có), các yếu tố nguy cơ, các bệnh lý phối hợp và kết quả cận lâm sàng hình ảnh học.
Loãng xương có thể biểu hiện bởi tình trạng gãy xương do chấn động nhẹ (té ngã trên mặt phẳng hoặc ngã từ độ cao thấp) hoặc gãy xương tự phát.
Hiện nay, chỉ số mật độ xương BMD đo bằng chụp DEXA trung tâm vùng xương hông, đầu trên xương đùi và cột sống thắt lưng là tiêu chuẩn vàng được sử dụng để chẩn đoán xác định loãng xương (T-Score thấp hơn -2.5).
Gãy lún xẹp đốt sống do loãng xương
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO của phụ nữ sau mãn kinh và nam giới sau 50 tuổi:
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh của Hội Nội tiết Hoa Kỳ 2020:
Hầu hết phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi đều nạp không đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn hằng ngày.
Một số kết quả nghiên cứu đã chứng minh được sự hiệu quả của việc bổ sung canxi và vitaminD làm giảm đáng kể tỷ lệ gãy xương do loãng xương gây ra.
Hàm lượng canxi nguyên tố cần cung cấp qua đường uống khoảng 1000 – 1200 mg kết hợp 800 – 1000 IU vitamin D mỗi ngày. Thời điểm bổ sung canxi nên cách thời điểm uống các nhóm thuốc levothyroxine, flouroquinolones, tetracycline, phenytoin, ức chế men chuyển, sắt, biphosphonate vài giờ tránh tình trạng giảm hấp thu thuốc qua đường ruột.
Canxi Carbonate rẻ tiền hơn, dễ hấp thu trong môi trường acid nên được uống trong bữa ăn. Canxi Citrate có giá thành đắt hơn nhưng dễ dàng hấp thu không bị ảnh hưởng bởi môi trường trong lòng ruột.
Người bệnh nên được đo định lượng nồng độ vitamin D trong máu trước khi điều trị để tránh ngộ độc do quá liều vitamin D. Nếu thiếu hụt vitamin D, bổ sung vitamin D2 đường uống (ergocalciferol) với liều 50,000 UI mỗi tuần trong 8 tuần; sau đó tiếp tục duy trì 50,000 UI mỗi 2 đến 4 tuần với vitamin D3 đường uống (cholecalciferol) cùng liều lượng 1,000 UI 1 lần mỗi ngày. Mục tiêu duy trì nồng độ 25-hydroxyvitamin D trên 30 ng/mL (74 nmol/L).3
2.Sinh hoạt, vận động
Trong hoạt động sinh hoạt thường ngày, việc ngăn ngừa té ngã, đặc biệt ở người cao tuổi bị loãng xương là vấn đề rất quan trọng. Về môi trường sống, để giúp hạn chế nguy cơ té ngã cần:
Về thăm khám lâm sàng, các đánh giá thị lực, bất thường tư thế dáng bộ, sa sút trí tuệ, và chóng mặt vô cùng cần thiết. Người bệnh được kiểm tra toa thuốc định kỳ, giảm tối đa các thuốc có khả năng gây té ngã (thuốc hạ áp, lợi tiểu, giãn mạch, thuốc hạ đường huyết, an thần, giảm đau, thuốc nhuận tràng, …).
Bên cạnh đó, bệnh nhân được hướng dẫn tập thể dục đơn giản tại nhà, hoặc tập vật lý trị liệu nếu có các vấn đề bệnh lý về khớp, tránh bất động tại chỗ quá lâu.
Vận động thể lực ngoài trời giảm nguy cơ loãng xương
Biến chứng do loãng xương gây ra là vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của người già. Khuyến khích người cao tuổi nên thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, tập dưỡng sinh, bơi lội, … giúp cơ thể tăng hấp thu canxi và cải thiện độ linh hoạt dẻo dai của hệ cơ xương, giảm nguy cơ gây té ngã.
Bên cạnh đó, việc bổ sung sớm các sản phẩm chứa canxi như thuốc, sữa, … đặc biệt ở người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ cao gây loãng xương, có hiệu quả đã được chứng minh cải thiện rõ rệt.
Người cao tuổi cần có môi trường sống lành mạnh cả về thể lực và tinh thần, cần được đánh giá toàn diện mỗi lần thăm khám, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và các vấn đề bệnh lý hiện có, đo mật độ xương định kỳ để được điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu làm chứng loãng xương ở người cao tuổi tiến triển nặng hơn.
Để giảm các biến chứng của Loãng xương, hãy luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ và hãy thường xuyên liên hệ với bác sỹ Kim Thuận để định hướng chăm sóc sức khỏe.