Thứ Năm, 06/02/2025 00:49
18234

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI VI: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Ngày 09-06-2022 Lượt xem: 168

Rối loạn tiền đình (tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

  1. Cấu tạo và chức năng của hệ thống tiền đình

Hệ thống tiền đình bao gồm 2 phần: các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự. Các ống bán khuyên gồm 3 ống có hình vòng cung. Bộ phận tiền đình thực sự bao gồm 2 phần: soan nang (hình bầu dục) và cầu nang (hình cầu).

         

Chức năng chính của hệ thống tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các chuyển động.

  1. Rối loạn tiền đình là gì

Rối loạn tiền đình (tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

  1. Nguyên nhân bệnh Rối loạn tiền đình

Trong bài này, chúng ta chỉ đề cập tới Rối loạn tiền đình ngoại vi.

Nguyên nhân tiền đình ngoại biên:

Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus Zona, thủy đậuquai bị (chiếm khoảng 5% các trường hợp), gây liệt dây thần kinh tiền đình dẫn đến chóng mặt xuất hiện đột ngột, kéo dài nhiều giờ đến vài tháng nhưng không rối loạn thính lực (khác với hội chứng Meniere).

Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp...

Các nhóm nguyên nhân khác:

  • Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong
  • Viêm tai giữa cấp và mạn
  • Dị dạng tai trong.
  • Chấn thương vùng tai trong
  • U dây thần kinh số VIII
  • Sỏi nhĩ.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin...); rượu, ma túy
  • Say tàu xe
  • Nhãn cầu: Nhìn đôi
  1. Triệu chứng tiền đình ngoại vi

 

Chóng mặt có hệ thống: Các vật quay xung quanh người bệnh nhân hay ngược lại. Biểu hiện rõ nhất thường là khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.

  • Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, cơ thể loạng choạng, đứng không vững
  • Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng
  • Rối loạn thính giác: Ù tai. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ù tai phải đến khám sớm và điều trị tích cực. Nếu điều trị muộn bệnh để lại di chứng giảm thính lực (giảm sức nghe), hoặc điếc, có tiếng ve kêu, dế kêu.. trong tai, đặc biệt về đêm.
  • Nhãn cầu rung giật.
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung
  • Hạ huyết áp
  1. Các phương pháp điều trị bệnh
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào quá trình kiểm tra, xét nghiệm,  lâm sàng xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của bệnh.
  • Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình. Các bài tập này được sẽ giúp tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý các tín hiệu từ tiền đình thông suốt, nhịp nhàng hơn.
  • Tập thể dục đều đặn: tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ...
  • Nếu các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình trên không có hiệu quả, bạn nên tới các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

     Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, đừng ngần ngại gọi cho Phòng khám theo số HOTLINE để được tư vấn miễn phí, chính xác. Để đặt lịch khám tại phòng khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp Website phòng khám để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên website. Trân trọng.